Tin tức mới nhất:
Quốc hội thông qua chủ
trương xây sân bay
Long Thành
Với tỷ lệ tán thành gần
93%, chủ trương xây dựng siêu dự án Cảng hàng không Quốc tế Long Thành đã được
Quốc hội thông qua trong phiên sáng nay.
Trong số 461 đại biểu
tham gia bỏ phiếu, có 428 ý kiến tán thành, 17 đại biểu không đồng ý, 16 người
lựa chọn bỏ phiếu trống. Như vậy, chủ trương xây dựng Cảng hàng không quốc tế
Long Thành đã được Quốc hội thông qua với tỷ lệ tán thành gần 93%.
Theo báo cáo giải
trình, tiếp thu ý kiến đại biểu của Ủy ban thường vụ Quốc hội, đa số ý kiến
phát biểu tại hội trường và gửi ý kiến tham gia bằng văn bản đều tán thành với
sự cần thiết đầu tư dự án Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành. Một số ý kiến còn
đề nghị đẩy nhanh tiến độ đầu tư để sớm đưa vào khai thác.
Mô hình sân bay Long Thành
Tuy vậy, đại biểu yêu cầu
tăng tính công khai, minh bạch, tính chịu trách nhiệm, phải có những giải pháp
tiết kiệm, chống lãng phí, thất thoát, tiêu cực trong quá trình đầu tư. Ngăn chặn
lợi ích nhóm chi phối quá trình triển khai, bảo đảm suất đầu tư, chất lượng,
công nghệ cũng là những vấn đề được quan tâm hàng đầu.
Để bảo đảm tính chính
xác và khách quan đối với số liệu dự toán, Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu
Chính phủ sử dụng tư vấn độc lập lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án.
Theo dự thảo nghị quyết
về dự án trình Quốc hội sáng nay, Cảng hàng không quốc tế Long Thành đạt cấp 4F
theo phân cấp của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO), được đánh giá là
cảng hàng không quốc tế quan trọng của quốc gia, hướng tới trở thành một trong
những trung tâm trung chuyển hàng không quốc tế của khu vực.
Long Thành có công suất
thiết kế 100 triệu hành khách và 5 triệu tấn hàng hóa mỗi năm sau khi hoàn tất
ba giai đoạn vào năm 2050.
Khái toán cho toàn bộ dự
án là 336.630 tỷ đồng (tương đương 16,03 tỷ USD, áp dụng đơn giá của năm 2014),
trong đó giai đoạn I là 114.450 tỷ đồng (tương đương 5,45 tỷ USD).
Dự án được sử dụng một
phần vốn ngân sách nhà nước, vốn cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước của ngành
hàng không, vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn doanh nghiệp, vốn đầu
tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) và các loại vốn khác.
Cuộc thăm dò ý kiến độc
giả trên VnExpress từ 17/6 đến nay cho thấy, tỷ lệ đồng thuận với chủ
trương xây sân bay Long Thành đang chiếm tỷ lệ nhỉnh hơn so với phản đối.
Tại buổi phỏng
vấn trực tuyến VnExpress mới tổ chức, nhiều ý kiến độc giả đề nghị chủ
đầu tư, cơ quan quản lý làm rõ tính bức thiết của dự án sân bay Long Thành, các
giải pháp về vốn, thi công, giám sát và khai thác công trình sau khi hoàn
thành.
Trả lời tại tọa đàm, Thứ
trưởng Giao thông vận tải - Nguyễn Ngọc Đông và Cục trưởng Cục Hàng không - Lại
Xuân Thanh đã giải đáp nhiều thắc mắc, khẳng định công trình này là cần thiết,
hiệu quả. Hai vị cũng cam kết gắn trách nhiệm cá nhân với việc thực hiện dự án.
---------------------------------
------------------------
---------------
Việt Nam sắp có sân bay gần 8 tỷ USD
Thứ Năm, ngày 02/10/2014 08:49 AM (GMT+7)
Thủ tướng Chính phủ đã thông qua Báo cáo đầu tư Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành (Đồng Nai) như đề nghị của Bộ GTVT và Hội đồng thẩm định Nhà nước.
Cảng hàng không quốc tế Long Thành sẽ được đầu tư xây dựng tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai với diện tích giải phóng mặt bằng là 5.000 ha. Khái toán tổng mức đầu tư toàn bộ giai đoạn 1 khoảng 7,837 tỷ USD.
Quy mô đầu tư nâng công suất khai thác đạt 100 triệu hành khách/năm và 5 triệu tấn hàng hóa/năm (đến năm 2030).
Trong giai đoạn 1 (đến năm 2025), hình thành cảng hàng không quốc tế trung chuyển, công suất 25 triệu hành khách/năm và 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm, nhằm hỗ trợ việc quá tải của Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.
Mục tiêu đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành từng bước đạt cấp 4F (theo phân cấp của Tổ chức hàng không quốc tế - ICAO); giữ vai trò là cảng hàng không quốc tế cửa ngõ và quan trọng của quốc gia, dự kiến trong tương lai sẽ trở thành một trong những trung tâm trung chuyển vận tải hàng không tại khu vực Đông Nam Á.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ báo cáo Quốc hội khóa XIII xem xét quyết định chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành tại kỳ họp Quốc hội tháng 10/2014.
Sau khi Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư Dự án, Bộ Giao thông Vận tải có trách nhiệm chủ trì tổ chức lập Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Đồng thời Bộ Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp với UBND thành phố Hồ Chí Minh, UBND tỉnh Đồng Nai và các địa phương liên quan rà soát, hoàn thiện các quy hoạch, dự án hạ tầng giao thông theo quy định, tạo tính kết nối đồng bộ, nâng cao hiệu quả sử dụng Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
UBND tỉnh Đồng Nai có trách nhiệm tổ chức lập dự án giải phóng mặt bằng, tái định cư và tổ chức triển khai thực hiện dự án theo quy định.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ báo cáo Quốc hội khóa XIII xem xét quyết định chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành tại kỳ họp Quốc hội tháng 10/2014.
Sau khi Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư Dự án, Bộ Giao thông Vận tải có trách nhiệm chủ trì tổ chức lập Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Đồng thời Bộ Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp với UBND thành phố Hồ Chí Minh, UBND tỉnh Đồng Nai và các địa phương liên quan rà soát, hoàn thiện các quy hoạch, dự án hạ tầng giao thông theo quy định, tạo tính kết nối đồng bộ, nâng cao hiệu quả sử dụng Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
UBND tỉnh Đồng Nai có trách nhiệm tổ chức lập dự án giải phóng mặt bằng, tái định cư và tổ chức triển khai thực hiện dự án theo quy định.
Biên tập: Đức Thiện
======================
TP HCM: Chấp thuận xây dựng sân bay quốc tế Long Thành
Đó là quan điểm được UBND TP HCM nêu trong văn bản mới nhất gởi Bộ GTVT về việc triển khai dự án xây dựng sân bay quốc tế Long Thành.
Theo UBND TP HCM, việc xem xét đầu tư mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất không phải là giải pháp hiệu quả nên chính quyền TP thống nhất với Bộ GTVT về việc triển khai dự án xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Theo UBND TP, với công suất khoảng 20 triệu lượt người/năm, hệ thống giao thông kết nối hiện hữu với sân bay Tân Sơn Nhất đã thường xuyên bị quá tải. Nếu nâng tổng công suất lên 50 triệu lượt người/năm thì sân bay Tân Sơn Nhất sẽ được mở rộng về phía Bắc với diện tích giải phóng mặt bằng thêm 641 ha, tổng vốn đầu tư dự kiến 9,152 tỉ USD. Với quy mô mở rộng này, hệ thống giao thông xung quanh sân bay hiện hữu sẽ quá tải dẫn đến ùn tắc giao thông nghiêm trọng trên diện rộng.
Ngoài ra, việc mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất sẽ ảnh hưởng đến môi trường do phải di dời, tái định cư nhiều hộ dân, ô nhiễm tiếng ồn và khí thải sẽ vượt xa tiêu chuẩn cho phép.
Mặt khác, sau khi hoàn thành mở rộng, sân bay Tân Sơn Nhất sẽ hạn chế rất lớn đến việc thực hiện quy hoạch phát triển đô thị do bị khống chế về tĩnh không, phễu bay, chưa tính đến các yếu tố liên quan quy hoạch, quản lý vùng trời của Bộ Quốc phòng.
UBND TP HCM cũng đề nghị Bộ GTVT xem xét điều chỉnh tiến độ, đặt mục tiêu hoàn thành, đưa sân bay Long Thành đi vào khai thác sớm hơn so với dự kiến là năm 2023. Theo báo cáo giải trình của Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam, đến năm 2016 - 2017, sân bay Tân Sơn Nhất sẽ mãn tải; trong khi đến năm 2023, sân bay Long Thành mới có thể được đưa vào khai thác giai đoạn 1a (đáp ứng 17 triệu lượt người/năm) là chậm.
Liên tục trong những năm gần đây, cử tri quận Tân Bình, TP HCM đã nhiều lần kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, HĐND TP và UBND TP HCM không nên thực hiện dự án xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành vì cho rằng không cần thiết và lãng phí, mà chỉ nên mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất hiện hữu.
===========
Tin Thị Trường: 5 Điều Cần Phải Hết Sức Lưu Ý Khi Mua Nhà.
Đặt tiêu chí tiện lợi nhất cho nhu cầu an cư của chính bạn và các thành viên trong gia đình lên hàng đầu; khoản phải trả ngân hàng hàng tháng không quá 50% thu nhập; chọn người bán có uy tín... sẽ giúp bạn hạn chế rủi ro khi mua nhà.
Dưới đây là 5 bước giúp người mua nhà để ở có thể chọn được căn phù hợp, giảm rủi ro về mức tối thiểu, đặc biệt với những người mua lần đầu, thiếu kinh nghiệm.
Xác định khu vực sẽ sinh sống
Việc xác định khu vực sẽ sinh sống căn cứ vào chữ “tiện”. Tiện ích là vấn đề được người mua nhà để ở quan tâm hàng đầu. Trong đó, có thể kể đến các yếu tố: Gần bệnh viện, gần nơi làm việc, gần trường học, gần chợ…
Do đó, bạn cần trả lời 4 câu hỏi sau đây để giúp xác định nơi mình muốn sinh sống: Nơi ở có gần bệnh viện không?; Vợ chồng có gần nơi làm việc không?; Con cái có tiện đi học không?; Có gần siêu thị hoặc chợ không?
Đừng bao giờ mua căn nhà chỉ vì nó đẹp long lanh như quảng cáo và bạn thấy thích. Hãy mua căn nhà tiện lợi nhất cho nhu cầu an cư của chính bạn và các thành viên trong gia đình.
Thời gian tới, khi Việt Nam hoàn thành và đưa vào sử dụng các tuyến Metro thì cũng nên lưu ý thêm yếu tố gần tuyến Metro như ở Singapore hoặc Malaysia.
Xác định khoản tiền sẽ mua nhà
Bạn muốn mua nhà bao nhiêu tiền? Tiền tự có hay góp cùng với vợ, chồng, anh chị em, cha mẹ? Có phải vay ngân hàng không? Nếu vay thì vay bao nhiêu?
Khoản vay an toàn là khoản vay không quá 50% tổng giá trị căn nhà và khoản tiền phải trả ngân hàng hàng tháng không quá 50% thu nhập. Từ đó, bạn có thể tính ra số tiền phải trả hàng tháng và thời hạn vay ngân hàng.
Ví dụ, bạn cần mua căn hộ chung cư khoảng 650 triệu thì chỉ nên vay không quá 50% là 325 triệu. Giả sử thu nhập của 2 vợ chồng là 20 triệu một tháng thì hàng tháng sẽ dành tối đa 10 triệu để trả tiền mua nhà. Trường hợp chọn vay ngân hàng, phương án trả cả gốc lẫn lãi hàng tháng thì cần tìm ngân hàng có gói cho vay mua nhà để tính toán tiền vay phải trả.
Giả sử bạn tìm được ngân hàng cho vay với thời gian 10 năm, lãi suất 15% một năm. Sau khi tính toán thì số tiền phải trả hàng tháng tối đa là khoảng 7,8 triệu đồng. Nếu thời gian ngân hàng cho vay dài hơn và lãi suất cho vay thấp hơn thì rất tuyệt vời, nhưng phần lớn các sản phẩm cho vay từ ngân hàng đều có điều chỉnh lãi suất theo 6 tháng hay 12 tháng, và nên nhớ tiền lãi giảm dần theo thời gian.
Tuy nhiên, cũng phải cẩn thận với những ngân hàng đang có gói lãi suất ưu đãi với lãi suất thấp. Ví dụ lãi suất 6-8% thường chỉ áp dụng cho năm đầu tiên, các năm sau lãi suất sẽ thả nổi.
Xác định bất động sản cụ thể sẽ mua
Câu hỏi quan trọng cần trả lời là "Chọn nhà riêng lẻ hay chung cư?".
Nhà riêng lẻ có ưu điểm là tự do, trong khi đó nhà chung cư lại được bảo vệ tốt hơn. Nếu nhà có nhiều trẻ con, người già thường xuyên phải ở nhà một mình, chung cư là lựa chọn sáng suốt. Còn nếu bạn đang độc thân hoặc vợ chồng mới cưới thì có thể chọn nhà riêng lẻ.
Từ đó, lên danh sách các bất động sản tại khu vực bạn đang quan tâm. Bạn có thể tìm bất động sản từ tất cả các nguồn, đi xem, xem càng nhiều càng tốt, các điểm cần chú ý khi đi xem là cư dân xung quanh và các tiện ích đã nêu. Nên tạo ra một danh sách để kiểm tra, so sánh. Có thể tìm một chuyên viên tư vấn bất động sản chuyên nghiệp để đỡ tốn thời gian. Lưu ý, tại Việt Nam người đi mua nhà không phải trả tiền môi giới.
Xác định pháp lý
Đây là bước rất quan trọng, nên nhờ một luật sư hoặc chuyên viên tư vấn có thâm niên kinh nghiệm hỗ trợ.
Nhà phải có sổ hồng, căn hộ chung cư phải có hợp đồng hoàn chỉnh về mặt pháp lý, chủ đầu tư uy tín, có ngân hàng liên kết cho vay thì việc giải ngân vốn vay mới thuận lợi. Quy định chung của ngân hàng hiện nay là nhà ở riêng lẻ diện tích từ 30m2 trở lên mới được vay. Chung cư thì phụ thuộc vào chủ đầu tư, giá trị hợp đồng và nguồn thu nhập chứng minh được.
Mua nhà của ai còn quan trọng hơn việc mua cái gì. Người bán (cả chủ nhà riêng lẻ hay chủ đầu tư) có uy tín và có tốt thì mới nên giao dịch.
Tiến hành giao dịch
Nên xin hồ sơ chuyển sang ngân hàng để thẩm định trước về thủ tục vay trước khi xúc tiến ký hợp đồng đặt cọc mua nhà. Nếu ngân hàng đồng ý cho vay, bạn mới ký hợp đồng mua nhà. Một số dự án chung cư có liên kết với ngân hàng nên thủ tục cho vay cũng sẽ dễ dàng hơn. Tuy nhiên, phải lưu ý là từng ngân hàng khác nhau cũng có những quy định khác nhau.
Sai lầm thường gặp là ký tên mua nhà rồi mới đưa hồ sơ qua ngân hàng thẩm định, việc này rất rủi ro trong trường hợp ngân hàng không đồng ý cho vay thì bạn sẽ có nguy cơ mất tiền đặt cọc rất lớn.
Biên tập: Đức Thiện
=========================================================
Nhận Định Chuyên Gia: Đồng thuận chủ trương mở rộng cho người nước ngoài mua nhà
Các luật gia, chuyên gia, và doanh nghiệp nêu ý kiến về việc mở rộng cho người nước ngoài, Việt kiều mua, sở hữu nhà tại Việt Nam và BĐS hình thành trong tương lai được xem là những điểm tiến bộ của 2 dự luật liên quan đến kinh doanh địa ốc đang trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIII đang diễn ra.
“Cần quy định chặt về kinh doanh bất động sản hình thành trong tương lai”
Ông Nguyễn Đình Thơ, Ủy viên Ban Thường vụ Liên đoàn luật sư Việt Nam, Chủ nhiệm Đoàn luật sư tỉnh Khánh Hòa.
Tôi cho rằng, quy định mở rộng việc cho phép các chủ đầu tư kinh doanh bất động sản được cho thuê, cho thuê mua bất động sản hình thành trong tương lai là rất tốt, nhằm tạo điều kiện cho bên thuê bất động sản chủ động tham gia với chủ đầu tư trong việc hoàn thiện thiết kế, tránh tình trạng phải cải tạo, sửa chữa cho phù hợp với mục đích thuê gây tốn kém, lãng phí. Tuy nhiên, cần phải quy định rõ quyền và nghĩa vụ đối với các bên trong thời gian thuê, thuê mua bất động sản hình thành trong tương lai, để đảm bảo quyền lợi cho các bên.
Dự án Eco Town được đánh giá cao thị trường HCM 2013 - Chủ đầu tư Phúc Khang
Đối với hình thức bán, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản hình thành trong tương lai rất dễ nảy sinh tranh chấp. Do đó, tôi kiến nghị, cần có các quy định chặt chẽ trong Dự thảo Luật về vấn đề này, nhất là các quy định liên quan đến bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bên mua, thuê, thuê lại, thuê mua bất động sản.
Ông Đặng Hùng Võ, Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
“Nên mở cho người nước ngoài mua nhà từ lâu”
Đến bây giờ, Dự thảo Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản mới được sửa đổi theo hướng mở cửa cho người nước ngoài và Việt kiều được mua nhà tại Việt Nam là quá chậm. Tôi cho rằng, lẽ ra ta phải mở từ lâu, chứ không phải chờ bất động sản đóng băng mới làm theo giải pháp tình thế, bởi đó là một điều kiện của một nền kinh tế hội nhập để chúng ta tăng xuất khẩu bất động sản tại chỗ.
Có người lo rằng, chính sách này sẽ xuất hiện tình trạng đầu cơ, gây bong bóng bất động sản. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, chúng ta mở từ 2009 đến giờ mà vẫn chưa đáp ứng được đến 1/4 lượng cầu.
Theo tôi, đừng nên sợ chuyện sốt giá bất động sản, vì khi chưa có chính sách này, thị trường đã từng sốt rồi. Để tránh bong bóng, phải thay đổi chính sách thuế, cơ chế quản lý dân cư, rồi quản lý thị trường giữa khu vực chính thức và không chính thức…
Trong trường hợp chúng ta sửa luật, nhưng chính sách thuế lại không được điều chỉnh hợp lý, bên cạnh đó, luật mới lại không tương đồng với Luật Đất đai vừa được Quốc hội thông qua, vốn không đề cập đến việc cho người nước ngoài mua nhà, chắc chắn sẽ có nhiều tiêu cực.
Chỉ có một cách duy nhất là đặt mọi vấn đề lên bàn và xem xét từ chính sách quy hoạch, chính sách tài chính, gồm góc độ thuế, định giá và tín dụng. Thuế nhà ở phải được xem xét cùng với Luật Nhà ở. Tất cả phải được cân đối với nhau một cách toàn diện, để tạo ra sự công khai, minh bạch của thị trường.
Ông Vũ Cương Quyết, Tổng giám đốc CTCP Dịch vụ địa ốc Đất Xanh Miền Bắc
“Mở rộng cho người nước ngoài mua nhà chỉ có lợi nhiều hơn”
Theo tôi được biết, ở những quốc gia phát triển đều cho phép người nước ngoài có thể mua nhà thoải mái. Việc cho phép người nước ngoài mua nhà cũng là xu hướng chung ở các nước. Trong khi đó, Việt Nam đã gia nhập WTO và nhiều tổ chức kinh tế khác, nên việc theo xu hướng chung của thế giới là đương nhiên. Theo tôi, việc nới lỏng điều kiện mua nhà cho người nước ngoài chỉ có lợi nhiều hơn, bởi tài sản bất động sản không thể mang vác đi đâu được. Mặt khác, người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam lại chủ yếu tập trung phân khúc cao cấp, có khi lên đến 5.000 - 8.000 USD/m2, mà phân khúc này hiện tồn kho rất lớn. Nếu giải quyết được lượng hàng tồn này, sẽ kích cầu nhiều lĩnh vực khác của nền kinh tế.
Để hạn chế yếu tố đầu cơ hay ảnh hưởng đến quốc phòng an ninh như lo ngại của một số người, theo tôi, chúng ta có thể đưa ra một số điều kiện mềm về thuế, phí...
“Người nước ngoài kinh doanh bất động sản phải có điều kiện”
Ông Nguyễn Đình Chiến, Chủ nhiệm Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội.
Nếu nhìn ở khía cạnh đơn thuần, thì việc cho phép các tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài kinh doanh bất động sản thì không có vấn đề gì, bản thân tôi cũng hoan nghênh. Tuy nhiên, cũng phải tính toán, nghiên cứu cẩn thận, chứ không thể hoàn toàn không kèm theo điều kiện gì. Đặc biệt là bất động sản ở vùng nhạy cảm, như khu vực biên giới, cạnh khu căn cứ quân sự, các trung tâm chính trị lớn, thì không nên để người nước ngoài kinh doanh mua nhà và sở hữu nhà để đảm bảo mặt quốc phòng an ninh.
Mặt khác, nhiều nước cũng không hoan nghênh trên đất nước họ có những khu vực toàn bộ là người nước ngoài, làm cho bản sắc dân tộc của họ tại vùng ấy bị ảnh hưởng. Hiện nay, ở Việt Nam cũng bắt đầu hình thành các khu phố Hàn, phố Nhật…, nên chúng ta cần phải cân nhắc những điều kiện với các đối tượng là người nước ngoài muốn đầu tư kinh doanh bất động sản ở Việt Nam.
Ông Trần Như Trung, Phó tổng giám đốc Tân Hoàng Minh Group
“Mở rộng cho người nước ngoài mua nhà sẽ có nhiều mặt lợi”
Tôi hoàn toàn thông cảm với những lo ngại việc nới lỏng cho người nước ngoài mua nhà có thể ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng, bởi đây là mục tiêu trên hết của mọi quốc gia. Tuy nhiên, kinh tế hiện nay cũng là vấn đề quan trọng. Nếu bất động sản xác nhận được người nước ngoài là thành phần bình đẳng như các thành phần khác, thì việc mở rộng điều kiện mua nhà cho người nước ngoài sẽ có những đóng góp rất lớn cho nền kinh tế.
Chính sách này, trong ngắn hạn sẽ gửi thông điệp tích cực đến thế giới, rằng Việt Nam đã rất cởi mở. Khi đó, sẽ thu hút được thêm dòng vốn nước ngoài, khuyến khích người nước ngoài làm việc tại Việt Nam lâu hơn, việc chi tiêu của họ cũng cởi mở hơn, dẫn tới thúc đẩy nhiều lĩnh vực dịch vụ khác phát triển theo. Trong khi về mặt dài hạn, chúng ta không thể cưỡng lại được quá trình toàn cầu hóa.
Tôi thấy một số nước đưa ra một số giải pháp rất hay. Chẳng hạn, người nước ngoài mua nhà phải thỏa mãn các điều kiện về mặt tiền tệ trong tài khoản. Có những nơi, tại khu vực có bãi biển, người ta có chính sách rõ ràng thu hút nhóm khách hàng đã về hưu…
Ông Nguyễn Thế Điệp, Chủ tịch HĐQT CTCP Reenco Sông Hồng
“Mở rộng cho người nước ngoài mua nhà là rất tốt, nhưng phải quản lý được”
Tôi cho rằng, việc nới lỏng cho người nước ngoài mua nhà cũng giống việc chúng ta tuân thủ theo các quy tắc thị trường.
Việc làm này là tốt, đúng theo quy trình hội nhập kinh tế và đúng với thông lệ quốc tế, đặc biệt với tình hình thị trường bất động sản ở ta còn nhiều khó khăn như hiện nay. Vì thế, theo tôi, việc đưa ra một cơ chế thông thoáng cho người nước ngoài mua nhà cũng là đương nhiên. Tuy nhiên, việc nới lỏng tới đâu cho người nước ngoài mua và sở hữu nhà, chúng ta cũng cần phải xem lại.
Tôi thấy các ý kiến lo ngại của đại biểu Quốc hội về quốc phòng an ninh khi mở rộng việc cho người nước ngoài mua nhà không phải không có cơ sở. Bởi vì, địa chính trị của Việt Nam không giống như Malaysia hay Singapore, những quốc gia có thể mở hết cỡ. Vì thế theo tôi, nếu nới cho người nước ngoài mua nhà, chúng ta cần phải xem lại chính sách luật cư trú.
Chẳng hạn, nếu chúng ta nới lỏng cho người nước ngoài mua nhà, thì luật cư trú phải siết lại cho phù hợp. Song với Việt kiều thì theo tôi, chúng ta vẫn cần mở rộng, bởi Việt kiều, dù đi đâu, xa đến mấy, cũng đều hướng về quê hương và muốn đầu tư ở quê hương, vì thế, không nên siết đối với đối tượng người Việt kiều.
Việc đưa ra được chính sách phù hợp, tạo điều kiện cho người nước ngoài mua nhà, theo tôi, thế giới sẽ đánh giá rất cao. Chính sách này cũng tạo điều kiện thu hút đầu tư nước ngoài, bởi nhà đầu tư khi đầu tư vào bất động sản Việt Nam, cái họ hướng đến không chỉ khách hàng trong nước.
Nhật Bản xem xét cấp vốn xây dựng Sân bay Long Thành
Theo ông Yakabe Yoshinori, dự án Sân bay Quốc tế Long Thành đang được Chính phủ Nhật Bản xem xét cấp vốn ODA theo đề nghị của Lãnh sự quán Nhật Bản tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo quy hoạch, Sân bay Quốc tế Long Thành được xây dựng trên diện tích khoảng 5.000ha với 4 đường băng.
Chánh Văn phòng Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai Nguyễn Lục Hòa cho biết ngày 14/2, Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai đã có buổi tiếp và làm việc với ông Yakabe Yoshinori, Phó Tổng lãnh sự Nhật Bản tại Thành phố Hồ Chí Minh để thảo luận các vấn đề liên quan đến việc đầu tư xây dựng Sân bay Quốc tế Long Thành.
Theo ông Yakabe Yoshinori, dự án Sân bay Quốc tế Long Thành đang được Chính phủ Nhật Bản xem xét cấp vốn ODA theo đề nghị của Lãnh sự quán Nhật Bản tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Tuy nhiên, phía Nhật Bản vẫn còn băn khoăn về một số ý kiến phản đối việc xây dựng Sân bay Quốc tế Long Thành và đề nghị mở rộng Sân bay Tân Sơn Nhất hoặc mở rộng Sân bay Biên Hòa.
Trả lời thắc mắc của đoàn Lãnh sự Nhật Bản, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai Trần Văn Vĩnh khẳng định đó chỉ là những ý kiến góp ý cho dự án nhằm chọn ra cách đầu tư hiệu quả nhất.
Sau khi xem xét, việc đầu tư Sân bay Quốc tế Long Thành là phương án tốt nhất, nếu xét về góc độ giải phóng mặt bằng, vì khu vực này ít dân cư, ít gây tốn kém hơn so với Sân bay Tân Sơn Nhất và Biên Hòa. Đồng thời, việc kết nối Sân bay Quốc tế Long Thành với giao thông sẽ thuận lợi hơn, đáp ứng được nhu cầu phát triển của khu vực.
Theo quy hoạch, Sân bay Quốc tế Long Thành được xây dựng trên diện tích khoảng 5.000ha với 4 đường băng. Giai đoạn 1, dự kiến sân bay sẽ tiếp nhận khoảng 5 triệu lượt khách và 5 triệu tấn hàng hóa/năm. Khi xây dựng xong, sân bay có thể tiếp nhận được loại máy bay lớn nhất A380.
Ông Yakabe Yoshinori cho biết sau buổi làm việc ông sẽ chuyển ý kiến trên tới Bộ Ngoại giao Nhật Bản và đề nghị Chính phủ Nhật Bản nhanh chóng xem xét, bố trí nguồn vốn ODA xây dựng Sân bay Quốc tế Long Thành.
Ông Yakabe Yoshinori cho biết sau buổi làm việc ông sẽ chuyển ý kiến trên tới Bộ Ngoại giao Nhật Bản và đề nghị Chính phủ Nhật Bản nhanh chóng xem xét, bố trí nguồn vốn ODA xây dựng Sân bay Quốc tế Long Thành.
-----------------------------------------------
TPHCM ủng hộ xây sân bay quốc tế Long Thành
Cập nhật, 14:30, Thứ Sáu, 13/12/2013 (GMT+7)
Sáng 12/12, phiên họp cuối của kỳ họp thứ 12 HĐND TP Hồ Chí Minh khóa VIII đã tiến hành chất vấn Chủ tịch UBND TP Lê Hoàng Quân. Trả lời đại biểu Trần Quang Thắng về việc vì sao cho phép xây dựng sân golf trong khu vực sân bay Tân Sơn Nhất, Chủ tịch UBND TP Lê Hoàng Quân cho biết, phần đất trong sân bay do Bộ Quốc phòng quản lý nên việc xây dựng các công trình thì do các Bộ, ngành Trung ương cấp phép. Với chức năng quản lý trên địa bàn, Thành phố chỉ có ý kiến khi những công trình này ảnh hưởng đến an toàn bay.
Chủ tịch Lê Hoàng Quân cũng cung cấp thêm, sân bay Tân Sơn Nhất được quy hoạch từ thời Pháp rộng 2.000 ha đến nay đã quá tải. Hiện trung bình mỗi ngày có 500 lượt máy bay cất, hạ cánh, đón tối đa 100 lượt hành khách mỗi ngày. Dự kiến trong năm 2013, sân bay này sẽ đón 20 triệu lượt hành khách. “Với một sân bay quốc tế như vậy mà nằm trong khu vực đông dân cư là không an toàn. Thành phố ủng hộ ngành GTVT trong việc quy hoạch, đầu tư xây dựng sân bay quốc tế Long Thành”, ông Quân nói.
Chủ tịch UBND TP cũng đánh giá trong năm 2013, ngành Giao thông TP đã có nhiều bước đột phá khi hàng loạt công trình giao thông được hoàn thành và đưa vào sử dụng. Điển hình trong đó như dự án cầu Sài Gòn 2, hoàn thành 6 cầu vượt thép, đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài và sắp tới là đường cao tốc TP HCM - Long Thành.
Trước đó, sáng 11/12/2013, kỳ họp thứ 12 HĐND TP Hồ Chí Minh khóa VIII đã tiến hành chất vấn Giám đốc Sở GTVT Tất Thành Cang về hiệu quả đầu tư đối với hoạt động VTHKCC bằng xe buýt. Điều mà các đại biểu quan tâm nhất là với mức trợ giá hơn 1.300 tỷ đồng trong năm 2013 thì xe buýt đã hoạt động hiệu quả chưa? Ông Cang thừa nhận là có những tuyến chưa thực sự hiệu quả. Bước sang năm 2014 Sở GTVT sẽ tiến hành đấu thầu các tuyến xe buýt để tăng sự cạnh tranh, cắt những tuyến không hiệu quả. Đồng thời, cũng sẽ có báo cáo với UBND TP về việc quảng cáo trên xe buýt.
Tham khảo:
http://giaothongvantai.com.vn/chinh-tri-xa-hoi/xa-hoi/201312/tphcm-ung-ho-xay-san-bay-quoc-te-long-thanh-427871/
---------------------------------------------------------
-----ooo0ooo----
TPHCM kiến nghị Chính phủ sớm triển khai dự án sân bay Long Thành để giải quyết quá tải cho sân bay Tân Sơn Nhất - Ảnh: Văn Nam
(TBKTSG Online) - Chủ tịch UBND TPHCM và UBND tỉnh Đồng Nai hôm 23-12 cùng kiến nghị Chính phủ chỉ đạo sớm xây dựng sân bay Long Thành để giải quyết tình trạng quá tải cho sân bay Tân Sơn Nhất và tạo thêm động lực cho phát triển kinh tế tại Đồng Nai.
>> Dự kiến khởi công sân bay Long Thành năm 2015
>> Chuẩn bị gọi vốn đầu tư sân bay Long Thành
Phát biểu tại hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương về triển khai kế hoạch kinh tế xã hội năm 2014 diễn ra hôm 23-12, ông Lê Hoàng Quân, Chủ tịch UBND TPHCM cho rằng theo kế hoạch trước đây, đến năm 2015 sân bay Tân Sơn Nhất sẽ đón 13 triệu lượt khách quốc tế, tuy nhiên hiện nay sân bay này đã đón 20 triệu lượt khách mỗi năm.
Theo ông Quân, nếu không sớm triển khai xây dựng sân bay quốc tế Long Thành thì 2-3 năm tới sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất sẽ bị quá tải, gây ách tắc cho phát triển kinh tế xã hội của thành phố và cả khu vực.
Trong khi đó, theo ông Đinh Quốc Thái, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, trong thời gian tới Chính phủ cần chỉ đạo sớm triển khai dự án sân bay Long Thành vì có như vậy mới hy vọng giúp Đồng Nai phát triển mạnh về kinh tế.
“Để giúp kinh tế Đồng Nai phát triển mạnh, kiến nghị Chính phủ cho triển khai sớm dự án sân bay Long Thành”, ông Thái nói.
Ông Thái cho biết để thực hiện được dự án sân bay Long Thành thì có hai dự án tái định cư rất lớn cần được triển khai sớm với tổng vốn cho dự án tái định cư lên đến 7.200 tỉ đồng. Nếu không sớm hoàn thành hai dự án tái định cư thì khi bắt tay xây dựng sân bay sẽ dẫn đến tình trạng kéo dài. Dự kiến sẽ có hơn 10.000 người dân bị thu hồi đất cho dự án sân bay Long Thành.
Theo báo cáo của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) hồi tháng 7-2013, dự án sân bay quốc tế Long Thành sẽ được mời gọi đầu tư bằng nhiều nguồn vốn khác nhau. Ước tính giai đoạn 1 của dự án (2014 -2020) sẽ cần ít nhất 5,6 tỉ đô la Mỹ, trong đó, vốn nhà nước và ODA chiếm khoảng 53%, còn lại là vốn tư nhân.
Theo ACV, từ khi được phê duyệt chủ trương đầu tư, chuẩn bị thiết kế, thu xếp vốn, giải tỏa, xây dựng… đến khi có được một cảng hàng không quốc tế mất khoảng 10 năm. Do vậy, lúc này việc quyết định xây sân bay Long Thành là đã muộn bởi đáng ra bây giờ là lúc đã chuẩn bị khởi công để đến năm 2020 có được một cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1, công suất 25 triệu khách/năm để chia sẻ với sân bay Tân Sơn Nhất.
Trước đó, vị trí và quy mô sân bay Long Thành đã được Chính phủ quy hoạch từ năm 2005 - là sân bay duy nhất ở Việt Nam được chọn là cảng hàng không trung chuyển quốc tế sẽ nằm trên địa phận huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, với diện tích chiếm đất 5.000 héc ta. Sân bay này cách sân bay quân sự Biên Hòa 32 km, cách sân bay Tân Sơn Nhất 43 km, có năng lực thiết kế tối đa 100 triệu khách và 5 triệu tấn hàng hóa/năm; tiếp nhận được loại máy bay A380 và tương đương. Sân bay Long Thành có công suất đủ để thỏa mãn nhu cầu vận tải hàng không trong khu vực vào năm 2030.
Với phương án tư vấn Nhật Bản đưa ra thì chi phí xây dựng sân bay Long Thành vào khoảng 7,817 tỉ đô la Mỹ, chi phí thu hồi đất là 730 triệu đô la Mỹ (1.500 hộ dân tái định cư). Trong khi đó, nếu mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất thì cần tới 9,15 tỉ đô la Mỹ chỉ cho chi phí xây dựng.
Theo kế hoạch được công bố trước đây, dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành sẽ được khởi công vào năm 2015. Dự kiến, để xây dựng dự án cần khoảng 24.000 lao động thi công. Để chuẩn bị cho dự án, mới đây tỉnh Đồng Nai đã kiến nghị Chính phủ ưu tiên bố trí 4.100 tỉ đồng để xây các khu tái định cư và gần 4.200 tỉ đồng để giải phóng mặt bằng giai đoạn 1.
Kiến nghị xây thêm nhiều tuyến đường huyết mạch
Cũng tại phiên họp trực tuyến chiều 23-12, lãnh đạo nhiều địa phương cũng kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành sớm triển khai nhiều công trình hạ tầng giao thông, tạo điều kiện cho các tỉnh thu hút nhà đầu tư.
Ông Doãn Văn Hưởng, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai kiến nghị Chính phủ sớm cho xây dựng tuyến đường sắt nối từ ga Lào Cai (Việt Nam) đến ga Hà Khẩu (Trung Quốc) khổ 1,435 mét để đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa giữa Việt Nam và tỉnh Vân Nam của Trung Quốc.
Cũng theo ông Hưởng, từ quí 1-2014 Nhà máy Thép Việt – Trung tại khu công nghiệp Tằng Loỏng đi vào hoạt động giai đoạn 1, sau đó nâng công suất cho giai đoạn 2 thêm 1 – 2 triệu tấn/năm.
Do vậy, lượng vận chuyển quặng sắt từ mỏ Quý Xa lên khu công nghiệp Tằng Loỏng có mật độ xe dày đặc nên tỉnh kiến nghị Chính phủ cần hỗ trợ cho Lào Cai xây dựng đường vận chuyển quặng sắt từ mỏ Qúy Xa về khu công nghiệp Tằng Loỏng theo hình thức đầu tư PPP, tức nhà nước bỏ 70% vốn (trong đó trung ương hỗ trợ 50%, địa phương 20%) và doanh nghiệp là 30%.
Cũng liên quan đến công trình giao thông, ông Nguyễn Xuân Tiến, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết Lâm Đồng được Chính phủ đồng ý xây dựng cơ chế đặc thù để phát triển thành phố Đà Lạt đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050.
Để hỗ trợ việc phát triển tỉnh Lâm Đồng, ông Tiến kiến nghị Chính phủ đưa đường cao tốc Liên Khương – Dầu Giây vào danh mục dự án trọng điểm quốc gia cần ưu tiên đầu tư bởi hiện nay quốc lộ 20 từ Đà Lạt – TPHCM bị xuống cấp nghiêm trọng, đi mất 9 – 10 tiếng đồng hồ, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, ngành du lịch của Lâm Đồng.
Tham khảo:Mỗi ngày có 500 lượt máy bay cất, hạ cánh tại sân bay Tân Sơn Nhất |
Chủ tịch UBND TP cũng đánh giá trong năm 2013, ngành Giao thông TP đã có nhiều bước đột phá khi hàng loạt công trình giao thông được hoàn thành và đưa vào sử dụng. Điển hình trong đó như dự án cầu Sài Gòn 2, hoàn thành 6 cầu vượt thép, đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài và sắp tới là đường cao tốc TP HCM - Long Thành.
Trước đó, sáng 11/12/2013, kỳ họp thứ 12 HĐND TP Hồ Chí Minh khóa VIII đã tiến hành chất vấn Giám đốc Sở GTVT Tất Thành Cang về hiệu quả đầu tư đối với hoạt động VTHKCC bằng xe buýt. Điều mà các đại biểu quan tâm nhất là với mức trợ giá hơn 1.300 tỷ đồng trong năm 2013 thì xe buýt đã hoạt động hiệu quả chưa? Ông Cang thừa nhận là có những tuyến chưa thực sự hiệu quả. Bước sang năm 2014 Sở GTVT sẽ tiến hành đấu thầu các tuyến xe buýt để tăng sự cạnh tranh, cắt những tuyến không hiệu quả. Đồng thời, cũng sẽ có báo cáo với UBND TP về việc quảng cáo trên xe buýt.
Tham khảo:
http://giaothongvantai.com.vn/chinh-tri-xa-hoi/xa-hoi/201312/tphcm-ung-ho-xay-san-bay-quoc-te-long-thanh-427871/
---------------------------------------------------------
-----ooo0ooo----
TPHCM kiến nghị Chính phủ sớm triển khai dự án sân bay Long Thành để giải quyết quá tải cho sân bay Tân Sơn Nhất - Ảnh: Văn Nam
(TBKTSG Online) - Chủ tịch UBND TPHCM và UBND tỉnh Đồng Nai hôm 23-12 cùng kiến nghị Chính phủ chỉ đạo sớm xây dựng sân bay Long Thành để giải quyết tình trạng quá tải cho sân bay Tân Sơn Nhất và tạo thêm động lực cho phát triển kinh tế tại Đồng Nai.
>> Dự kiến khởi công sân bay Long Thành năm 2015
>> Chuẩn bị gọi vốn đầu tư sân bay Long Thành
Phát biểu tại hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương về triển khai kế hoạch kinh tế xã hội năm 2014 diễn ra hôm 23-12, ông Lê Hoàng Quân, Chủ tịch UBND TPHCM cho rằng theo kế hoạch trước đây, đến năm 2015 sân bay Tân Sơn Nhất sẽ đón 13 triệu lượt khách quốc tế, tuy nhiên hiện nay sân bay này đã đón 20 triệu lượt khách mỗi năm.
Theo ông Quân, nếu không sớm triển khai xây dựng sân bay quốc tế Long Thành thì 2-3 năm tới sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất sẽ bị quá tải, gây ách tắc cho phát triển kinh tế xã hội của thành phố và cả khu vực.
Trong khi đó, theo ông Đinh Quốc Thái, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, trong thời gian tới Chính phủ cần chỉ đạo sớm triển khai dự án sân bay Long Thành vì có như vậy mới hy vọng giúp Đồng Nai phát triển mạnh về kinh tế.
“Để giúp kinh tế Đồng Nai phát triển mạnh, kiến nghị Chính phủ cho triển khai sớm dự án sân bay Long Thành”, ông Thái nói.
Ông Thái cho biết để thực hiện được dự án sân bay Long Thành thì có hai dự án tái định cư rất lớn cần được triển khai sớm với tổng vốn cho dự án tái định cư lên đến 7.200 tỉ đồng. Nếu không sớm hoàn thành hai dự án tái định cư thì khi bắt tay xây dựng sân bay sẽ dẫn đến tình trạng kéo dài. Dự kiến sẽ có hơn 10.000 người dân bị thu hồi đất cho dự án sân bay Long Thành.
Theo báo cáo của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) hồi tháng 7-2013, dự án sân bay quốc tế Long Thành sẽ được mời gọi đầu tư bằng nhiều nguồn vốn khác nhau. Ước tính giai đoạn 1 của dự án (2014 -2020) sẽ cần ít nhất 5,6 tỉ đô la Mỹ, trong đó, vốn nhà nước và ODA chiếm khoảng 53%, còn lại là vốn tư nhân.
Theo ACV, từ khi được phê duyệt chủ trương đầu tư, chuẩn bị thiết kế, thu xếp vốn, giải tỏa, xây dựng… đến khi có được một cảng hàng không quốc tế mất khoảng 10 năm. Do vậy, lúc này việc quyết định xây sân bay Long Thành là đã muộn bởi đáng ra bây giờ là lúc đã chuẩn bị khởi công để đến năm 2020 có được một cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1, công suất 25 triệu khách/năm để chia sẻ với sân bay Tân Sơn Nhất.
Trước đó, vị trí và quy mô sân bay Long Thành đã được Chính phủ quy hoạch từ năm 2005 - là sân bay duy nhất ở Việt Nam được chọn là cảng hàng không trung chuyển quốc tế sẽ nằm trên địa phận huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, với diện tích chiếm đất 5.000 héc ta. Sân bay này cách sân bay quân sự Biên Hòa 32 km, cách sân bay Tân Sơn Nhất 43 km, có năng lực thiết kế tối đa 100 triệu khách và 5 triệu tấn hàng hóa/năm; tiếp nhận được loại máy bay A380 và tương đương. Sân bay Long Thành có công suất đủ để thỏa mãn nhu cầu vận tải hàng không trong khu vực vào năm 2030.
Với phương án tư vấn Nhật Bản đưa ra thì chi phí xây dựng sân bay Long Thành vào khoảng 7,817 tỉ đô la Mỹ, chi phí thu hồi đất là 730 triệu đô la Mỹ (1.500 hộ dân tái định cư). Trong khi đó, nếu mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất thì cần tới 9,15 tỉ đô la Mỹ chỉ cho chi phí xây dựng.
Theo kế hoạch được công bố trước đây, dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành sẽ được khởi công vào năm 2015. Dự kiến, để xây dựng dự án cần khoảng 24.000 lao động thi công. Để chuẩn bị cho dự án, mới đây tỉnh Đồng Nai đã kiến nghị Chính phủ ưu tiên bố trí 4.100 tỉ đồng để xây các khu tái định cư và gần 4.200 tỉ đồng để giải phóng mặt bằng giai đoạn 1.
Kiến nghị xây thêm nhiều tuyến đường huyết mạch
Cũng tại phiên họp trực tuyến chiều 23-12, lãnh đạo nhiều địa phương cũng kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành sớm triển khai nhiều công trình hạ tầng giao thông, tạo điều kiện cho các tỉnh thu hút nhà đầu tư.
Ông Doãn Văn Hưởng, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai kiến nghị Chính phủ sớm cho xây dựng tuyến đường sắt nối từ ga Lào Cai (Việt Nam) đến ga Hà Khẩu (Trung Quốc) khổ 1,435 mét để đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa giữa Việt Nam và tỉnh Vân Nam của Trung Quốc.
Cũng theo ông Hưởng, từ quí 1-2014 Nhà máy Thép Việt – Trung tại khu công nghiệp Tằng Loỏng đi vào hoạt động giai đoạn 1, sau đó nâng công suất cho giai đoạn 2 thêm 1 – 2 triệu tấn/năm.
Do vậy, lượng vận chuyển quặng sắt từ mỏ Quý Xa lên khu công nghiệp Tằng Loỏng có mật độ xe dày đặc nên tỉnh kiến nghị Chính phủ cần hỗ trợ cho Lào Cai xây dựng đường vận chuyển quặng sắt từ mỏ Qúy Xa về khu công nghiệp Tằng Loỏng theo hình thức đầu tư PPP, tức nhà nước bỏ 70% vốn (trong đó trung ương hỗ trợ 50%, địa phương 20%) và doanh nghiệp là 30%.
Cũng liên quan đến công trình giao thông, ông Nguyễn Xuân Tiến, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết Lâm Đồng được Chính phủ đồng ý xây dựng cơ chế đặc thù để phát triển thành phố Đà Lạt đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050.
Để hỗ trợ việc phát triển tỉnh Lâm Đồng, ông Tiến kiến nghị Chính phủ đưa đường cao tốc Liên Khương – Dầu Giây vào danh mục dự án trọng điểm quốc gia cần ưu tiên đầu tư bởi hiện nay quốc lộ 20 từ Đà Lạt – TPHCM bị xuống cấp nghiêm trọng, đi mất 9 – 10 tiếng đồng hồ, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, ngành du lịch của Lâm Đồng.
http://www.thesaigontimes.vn/Home/dothi/hatang/107663/TPHCM-Dong-Nai-muon-som-xay-san-bay-Long-Thanh.html
Mọi chị tiết xin liên hệ:
Công ty Cổ Phần Đầu Tư và Xây Dựng Phúc Khang
Sàn giao dịch Bất Động Sản Phúc Khang Land
Chuyên viên tư vấn
Mr. Thiện - 0903 69 1286
Email: thientd@phuckhang.vn
Skype: tonthien91
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét